Skip links

Gạo lật nảy mầm giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường (tiểu đường)

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Phòng, chống đái tháo đường thế giới, từ năm 2000 tới nay tỷ lệ mắc  đái tháo đường ở người từ 20 đến 79 tuổi đã tăng hơn gấp ba lần. Tại Việt Nam tỷ lệ người mắc đái tháo đường, tiền đái tháo đường, cũng như rối loạn đường huyết cũng đang gia tăng nhanh chóng, có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường. Đáng chú ý, trong đó hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng, trong đó 34% biến chứng về tim mạch; 39,5% có biến chứng về mắt và thần kinh; 24% biến chứng về thận.

Số bệnh nhân ĐTĐ đến khám và lấy thuốc năm 2023 tại TP.HCM (Nguồn: Theo Sở Y tế TP.HCM Trung tâm kiểm soát bệnh tật)

Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Một số hình ảnh tổn thương da ở bệnh nhân tiểu đường

Can thiệp lối sống bao gồm: điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện, kiểm soát cân nặng, cải thiện chất lượng giấc ngủ, hạn chế stress là một trong các biện pháp giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh đái tháo đường. Một chế độ ăn uống lành mạnh ngăn ngừa đái tháo đường cần đạt được các tiêu chí sau:

– Cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng theo lứa tuổi, tình trạng sinh lý, tình trạng lao động, bệnh tật.

– Không làm tăng glucose máu nhanh sau ăn;

– Không làm hạ glucose máu lúc xa bữa ăn;

– Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận,…

– Phù hợp với thói quen ăn uống;

– Chế độ ăn không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như khối lượng bữa ăn.

 

Từ lâu, gạo lứt đã được biết đến là một trong các thực phẩm an toàn, lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của người bình thường nói chung và đặc biệt đối với người mắc đái tháo đường nói riêng. Gạo lứt giàu chất xơ và một số hoạt chất sinh học như GABA, gamma oryzanol,… giúp làm chậm lại quá trình tiêu hóa, giảm nguy cơ tăng nhanh đường huyết sau ăn.

Gạo lật (gạo lức)

 

Gạo lật nảy mầm (gạo GABA) là sản phẩm của quá trình ngâm và ủ gạo lứt ở điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp nhằm tạo ra môi trường tương thích với quá trình nảy mầm tự nhiên của hạt gạo, sau đó gạo được sấy khô lại để bảo quản.Gạo lật nảy mầm có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, bao gồm: chất xơ, chất chống oxy hóa, magie, kẽm, kali, Vitamin nhóm B, vitamin E. Hàm lượng GABA và chất xơ cao trong gạo lật nảy mầm được coi là yếu tố giúp làm chậm lại quá trình tiêu hóa, phóng thích từ từ đường vào màu, từ đó kiểm soát quá trình tiết insulin và giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định. Ngoài ra, hoạt chất GABA có nhiều trong gạo lật nảy mầm còn giúp ngủ ngon, chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương do các gốc tự do. Magiê có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu. Vitamin B8 liên quan trực tiếp đến chức năng của insulin trong điều tiết lượng đường trong máu…

Gạo lật nảy mầm

Gạo lật nảy mầm đã qua quá trình ngâm, ủ, nảy mầm giúp hạt gạo ngọt hơn, mềm hơn, mọng hơn và dễ chế biến hơn so với gạo lứt thông thường. Dưới đây là một số món ăn với Gạo lật nảy mầm

 

Ngoài gạo lật nảy mầm, cũng nên kết hợp với các thực phẩm khác có lợi cho sức khỏe như rau xanh, trái cây, các loại hạt và chất béo lành mạnh. Bằng cách áp dụng những cách trên, ta có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cải thiện sức khỏe tổng thể của mình.

Hiện nay, Công ty Cổ phần Hóa Chất Thực phẩm Châu Á (AFCHEM) đang cung cấp sản phẩm Gạo lật nảy mầm Nuffe sản xuất dưới sự tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật của MAKISE LIFE UP LABORATORY – Nhật Bản.

 

AFCHEM – tự hào cung cấp sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cho cộng đồng.